Print this page
20 Mar 2014

 

  29A5180PR

Bí Quyết Chụp Ảnh Chân Dung

(Phỏng theo Wayne Yuan)

Khi chụp chân dung, các nhiếp ảnh gia thường theo các thói quen về kiểu dáng, về bố cục... với bất cứ đối tượng nào. Để có những tấm ảnh nghệ thuật, mới mẻ hơn, chúng ta có thể dùng những kỹ thuật sau đây:

1. Dùng ống kính dài.

Rất nhiều nhiếp ảnh gia cho rằng ống kính 50mm là ống kính "phải có" để chụp chân dung, nhưng ống kính này chỉ cho những perspective rất tương tự, nhàm mắt. Để có những hình ảnh hấp dẫn hơn chúng ta nên dùng ống kính 70-200mm hoặc 85mm. Với ống kính dài chúng ta còn một hậu cảnh mờ và "ấn tượng" hơn (bokeh). 

 29A5848PR

 

2. Tìm những góc độ không nằm ngang tầm mắt.

Thường thì ta cứ chụp những gì thấy trước mắt. Cách đó là cách dễ nhất. Nhưng hãy thử tìm góc độ cao hơn hoặc thấp hơn tầm mắt để có một một hình ảnh với perspective mới. Như trong tấm hình dưới đây, ống kính từ trên cao chụp xuống cô gái với background toàn là lá vàng rụng trên mặt đất. Tấm hình do đó trông lạ và nghệ thuật hơn một tấm hình chụp kiểu thẳng mặt thông thường.

3 MG 2271PR2

 

3. Dùng flash đúng cách.

 a/ Dùng flash không gắn trên máy hình.

Flash thường làm cho mặt người được chụp bị bẹt, mất chiều sâu. Do đó ta nên dùng flash rọi từ bên cạnh của người được chụp (subject) để vừa có được ánh sáng, vừa có được bóng trên mặt (shadow). Đồng thời làm tấm hình có sự tương phản ánh sáng nhiều hơn. Cách này cũng giúp cho thấy rõ chi tiết của hậu cảnh để tạo nên một hình ảnh đẹp.

b/ Dùng flash để giảm ánh sáng gắt của mặt trời.

Chụp chân dung với nắng gắt không dễ chút nào. Tuy nhiên ta có thể dùng flash làm giảm độ tương phản quá nhiều do mặt trời tạo ra và bớt đi độ tối của những bóng đen trên mặt. (Hình bên dưới).

4K29A3401PR 

 4. Tìm ánh sáng từ phía sau (chụp ngược sáng).

Cũng phải mất thời gian thực tập để mắt mình nhìn ra đâu là ánh sáng đẹp. Khi bạn đã biết tìm ra ánh sáng thích hợp trong mọi trường hợp, lúc đó bạn sẽ nắm vững cách thức chụp để có một tấm hình chân dung nghệ thuật. Cuối cùng, ánh sáng vẫn là yếu tố tối quan trọng trong nhiếp ảnh, dù là ánh sáng từ mặt trời, từ cửa sổ, hay từ flash. Những nguồn sáng này có thể được dùng để tạo những viền sáng (rim light) rất đẹp khi chúng nằm phía sau người được chụp. Viền sáng này cũng làm tách rời đối tượng ra khỏi hậu cảnh làm tăng độ sâu của tấm hình.

5K29A3313PR

 

5. Chụp xuyên qua vật khác.

Khi có vật nào đó nằm chắn trước đối tượng, chúng ta có thể lợi dụng chúng để làm tiền cảnh (foreground). Chúng có thể là cành lá, vật trừu tượng và ngay cả đồ vật trong nhà để làm tấm hình có màu sắc rực rỡ hơn, bố cục vững hơn. Trong trường hợp này, ống kính dài sẽ dễ làm mờ tiền cảnh và đặt subject trong một khung cảnh dịu nhẹ hơn là chỉ có tấm hình trơ trụi.

6 29A6200PR

 

 

Những Lỗi Thông Thường Khi Chụp Ảnh Chân Dung

(Phỏng theo Jeff Smith)

1. Đầu thẳng quá.

Người ta thường ít khi ngồi hay đứng với cái đầu thật thẳng. Do đó để cho có một vẻ dáng tự nhiên thì đầu của subject phải hơi nghiêng qua trái hay phải một chút, nhưng nếu nghiêng nhiều quá thì trông lại có vẻ mệt mỏi hoặc mất tự nhiên.

Khi chụp phụ nữ với tóc dài thì cần khai thác cái vẻ đẹp của mái tóc. Nếu mái tóc bên này dầy hơn bên kia thì nên nghiêng đầu về phía bên tóc dầy để làm tăng vẻ đẹp của mái tóc và người phụ nữ.

7K29A3981PR 

 

2. Thiếu đốm sáng trong mắt.

Đốm sáng (catchlights) là điểm sáng nhỏ trong tròng đen của mắt phản chiếu từ một nguồn sáng như cửa sổ chẳng hạn. Nếu trong mắt có catchlights thi con mắt trông long lanh, linh động hơn. Nếu chụp xong mà không thấy catchlights thì đổi lại thế của đối tượng, nghiêng đầu qua lại, ngẩng lên cúi xuống một chút sao cho có nguồn sáng chiếu vào mắt.

8b Picture3 

 

3. Gương mặt diễn tả không đúng.

Một nụ cười thật tươi, một vẻ mặt giận dữ hay u sầu có thể là điểm đáng nhớ nhất cho một tấm hình. Vậy làm thế nào để đối tượng diễn tả được đúng như ý mà bạn muốn? Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là nét mặt của người được chụp thường phản ảnh đúng nét mặt của nhiếp ảnh gia: khi bạn tươi tỉnh thì họ tươi tỉnh, khi mặt bạn nghiêm trọng thì họ cũng nghiêm trọng theo. Cũng nên để ý đến giọng nói của mình, không thể to tiếng quát tháo bảo họ phải tươi cười, nhẹ nhàng, tự nhiên v.v...

 29A2098PR2

 

4. Eo và hông không đúng cách.

Bề rộng nhất của cơ thể người ta, kể cả người có thân hình thon gọn, là đứng nhìn thẳng vào ống kính. Nếu nghiêng vai, hông sang một bên (nên nghiêng sang bên tối) thì thân hình sẽ thon thả hơn nhiều.

Cũng không nên buông thõng cánh tay xuống theo người vì sẽ thấy thân hình mập hơn. Nên để khuỷu tay tách khỏi thân người để thấy cái eo nhỏ hơn.

10 Lake Tahoe 06 132PR

 

5. Vai và sống lưng.

Một tấm hình với hai vai cao ngang nhau và sống lưng thẳng đứng sẽ cho thấy hình ảnh một subject cứng nhắc. Nhưng nếu hơi nghiêng người về sau hay trước, hai vai và sống lưng sẽ là những đường chéo chứ không còn là đường thẳng nằm ngang hay thẳng đứng nữa, dáng điệu của subject sẽ thoải mái hơn nhiều. Tấm hình do đó sẽ có vẻ chuyên nghiệp và nghệ thuật hơn.

Lời dặn của các nhiếp ảnh gia chân dung nhà nghề là SHOW, DON'T TELL. Thay vì nói chân như thế này, tay như thế kia... thì nếu có thể nên tự làm mẫu cho họ làm theo. Thay vì nói cứ tự nhiên, just relax... thì chỉ cho họ một dáng đứng hay ngồi thoải mái.

Vũ Công Hiển tóm lược và chú giải bằng hình ảnh 

 

 29A3802PR2

 

 

 

Last modified on Thursday, 12 March 2015 04:44